Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018

Những câu hỏi thường gặp về hội chứng tự kỷ ở trẻ em




1. Chuẩn đoán tự kỷ như thế nào?
Việc chuẩn đoán tự kỷ nên được thực hiện bởi các sĩ chuyên khoa, thông qua một loạt các hoạt động, các quan sát và các bài kiểm tra được thiết kế dành riêng để thăm dò và chuẩn đoán có độ chính xác cao. Đồng thời, cũng dựa trên thông tin về triệu chứng được cung cấp bởi cha mẹ/ người chăm sóc trẻ để có kết luận chính xác nhất.
2. Có những phương pháp nào giúp trẻ tự kỷ hòa nhập?
Trẻ tự kỷ có thể sống một cuộc sống bình thường nếu đươc phát hiện sớm các bất thường và tham gia an thiệp trị liệu kịp thời. Đừng ngần ngại đưa con đến các bệnh việc nhi, trung tâm chăm sóc trẻ tự kỷ, các trường chuyên biệt, trường tự kỷ để có thêm nhiều người/ nhiều phương pháp giúp đỡ trẻ hơn.
Thông thường trẻ có thể được can thiệp trị liệu bằng các phương pháp kết hợp như: trị liệu bằng thuốc, triệu hành vi,…vv. Các phương pháp này nhằm giúp trẻ giảm đi các hành vi không phù hợp, khuyến khích và dạy trẻ các hành vi tích cực, giúp trẻ cải thiện dần các triệu chứng của tự kỷ và có được một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.
3. Trẻ tự kỷ thường có những triệu chứng nào?
Thời gian xuất hiện triệu chứng: 12 – 18 thàng tuổi – giai đoạn này, các triệu chứng dần trở nên rỡ rệt và dễ nhận biết nhất. Nếu được phát hiện kịp thời, cơ hội can thiệp sớm mang lại kết quả tốt rất cao.
Một số triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ tự kỷ, đó là:
  • Không nhận thức được hay không có phản ứng khi được gọi
  • Tương tác kém với mọi người xung quanh, kể cả với cha mẹ
  • Giao tiếp bằng mắt kém, trẻ cũng thường tránh việc giao tiếp bằng mắt
  • Kém phát triển về ngôn ngữ
Trong một số trường hợp, trẻ tự kỷ có thể không biểu hiện triệu chứng như kể trên tại gia đình, mà chỉ thể hiện khi ở trường học. Do môi trường không quen thuộc, đồng thời khả năng tương tác của trẻ kém dẫn đến bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn của trẻ.. Điều này cần đến sự hỗ trợ từ phía giáo viên của trẻ.
4. Tại sao trẻ tự kỷ thường “thờ ơ” với ánh mắt (giao tiếp bằng mắt)?
Hầu hết các trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ đều cho thấy khả năng giao tiếp bằng mắt của trẻ tự kỷ khá hạn chế. Nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu chỉ ra đó là: vấn đề rối loạn xảy ra tại một số phần não bộ của trẻ tự kỷ có ảnh hưởng đến khả năng nhận diện khuôn mặt và phát hiện các hình ảnh. Đồng thời, một nguyên nhân gián tiếp nữa đó sự kém hơn về mặt ngôn ngữ dẫn đến trẻ tự kỷ cũng khó nhận ra các thông điệp, tình cảm trong ánh mắt người đối diện. Và do đó trẻ tự kỷ ít giao tiếp bằng mắt hơn, thậm chí tỏ ra lảng tránh khi ở trong những tình huống như vầy. Một số trường hợp đặc biệt khác mà cha mẹ cũng nên lưu ý, có thể là trẻ tự kỷ đang có vẫn đề về thị giác và cần được giúp đỡ.
5. Trẻ tự kỷ không lắng nghe, phải làm sao?
Điều này xảy ra khá phổ biến, cha mẹ luôn cảm thấy con không lắng nghe, thậm chí không muốn lắng nghe mỗi khi cần nói chuyện với trẻ, dạy dỗ trẻ, thậm chí trẻ chẳng đáp lời khi gọi tên,…vv. Phải làm thế nào đây?
Trẻ tự kỷ gặp một khó khăn rất lớn về giao tiếp bằng mắt và bằng ngôn từ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có thể giao tiếp với trẻ thông qua ngôn ngữ hình thể. Nghĩa là các hành vi, cử chỉ của trẻ, dựa trên đó để nhận biết chính xác trạng thái/tình cảm của đứa trẻ, có kế hoạch giao tiếp phù hợp.
Cha mẹ cũng có thể sử dụng chính ngôn ngữ cử chỉ này để dạy trẻ nhiều điều, như: hướng dẫn trẻ đánh răng, ăn uống, chơi một món đồ chơi,…vv. Tuy nhiên, đừng quên khuyến khích trẻ giao tiếp bằng lời nói nhiều hơn.
6. Chăm sóc trẻ tự kỷ cùng với anh/chị/em của trẻ như thế nào?
Một tình trạng khá phổ biến ở các gia đình đó là anh chị em của đứa trẻ không đủ khả năng nhận thức về khó khăn của thành viên còn lại – đứa trẻ đang mắc chứng tự kỷ. Do đó, một tình huống tiêu cực có thể xảy ra đó là phân biệt đối xử, bỏ rơi, xấu hổ, … xảy ra giữa các đứa trẻ này. Điều này khiến cha mẹ rất khó xử và bối rối. Nên làm thế nào đây?
Nên dành thời gian để các anh/chị/em của trẻ tự kỷ có cơ hội cảm nhận về thế giới của trẻ tự kỷ, hãy để chúng âm thầm quan sát người anh/em đang gặp khó khăn của mình, giải thích cho chúng hiểu,… Và yêu cầu sự hỗ trợ của chúng dành cho anh/em đang mắc bệnh của mình. Đừng mắng chúng hay quá to tiếng, vì những suy nghĩ tiêu cực ấy danh cho chứng tự kỷ là hoàn toàn dễ hiểu – vì chúng còn nhỏ và chưa đủ nhận thức chính xác hoàn toàn về tự kỷ. Thay vào đó nên trò chuyện cởi mở để biết chúng cảm thấy thế nào, đồng thời có cách giải thích phù hợp.
Tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia: Nếu cha mẹ không tự tin có thể truyền đạt tốt cho con hiểu về tự kỷ là gì? Hãy thử cùng chúng đến gặp gỡ với chuyên gia – bác sĩ đang chữa trị cho đứa trẻ tự kỷ, và nhờ sự giúp đỡ. Tin rằng, với chuyên môn của họ, và uy tín, anh/chị/em của đứa trẻ tự kỷ sễ hiểu và dễ dàng chấp nhận hơn.
Xem thêm :

----------------------------------------------------------------------------------------------
Address: Street 12 - No 10, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City
Phone: 0973347976 - (028) 22 534 728
Email: info@steps.edu.vn  

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Giáo dục trẻ bằng đồ chơi, tại sao không?




Đồ chơi dành cho trẻ em thường được định nghĩa  đơn thuần là món đồ giải trí, giúp trẻ vui chơi. Thế nhưng, món đồ chơi có giá trị với trẻ còn hơn thế nữa. Như cha mẹ vẫn biết, đứa trẻ học hỏi mọi thứ trong những năm đầu đời qua hoạt động vui chơi, và đồ chơi chính là công cụ học tập hữu ích nhất của chúng. Vậy tại sao khi chọn đồ chơi cho trẻ, cha mẹ không cố gắng chọn những món đồ có ý nghĩa giáo dục trẻ, kích thích sự phát triển tư duy, trí tuệ nhỉ? Các món đồ chơi giáo dục sẽ rất có ích cho mọi hoạt động học tập của trẻ đấy! Hãy biến mọi giờ chơi của trẻ thành giờ học hỏi vui tươi. Giáo dục trẻ bằng đồ chơi, tại sao không?

1. Đồ chơi giáo dục

Các món đồ chơi thông minh, kích thích trẻ phát triển tư duy hay nhằm mục đích bổ sung kiến thức cho trẻ thường được gọi là đồ chơi giáo dục. Đặc điểm của những món đồ chơi này là ngay trong cách chơi đã hàm chứa bài học nào đó về vận động, tư duy, hay ghi nhớ,… Mức độ khó của đồ chơi theo từng độ tuổi là khác nhau. Và món đồ chơi này phải đảm bảo về chất lượng, sự an toàn tuyệt đối cho trẻ khi chơi.

2. Lợi ích khi cho trẻ chơi đồ chơi giáo dục

  • Lợi ích thư giãn
Mục đích cơ bản nhất của đồ chơi giáo dục là giúp đứa trẻ được thư giãn, giải trí. Với màu sắc bắt mắt, âm thanh thú vị trẻ sẽ luôn có được cảm giác vui vẻ, hạnh phúc.
  • Giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề
Trẻ không thể đọc các hướng dẫn chơi trước khi chơi món đồ đó. Nên ngay từ ban đầu, trẻ đã phải tự khám phá ra cách chơi hoặc tự tạo ra cách chơi cho chính mình.
Các món đồ chơi giáo dục thường có khả năng hỏi – đáp trẻ, buộc trẻ phải phản xạ lại thì mới “thắng cuộc”. Chẳng hạn, bộ trò chơi về khối hình, trẻ phải tìm ra đúng khối hình dựa theo hình dạng và màu sắc gợi ý để nhét chúng vào các chỗ trống thích hợp. Điều này buộc trẻ phải suy nghĩ, chọn lựa giữa các khối hình hoặc thử từng khối và các chỗ trống đến khi phù hợp. Kết quả là trẻ được rèn luyện các kỹ năng giải quyết vấn đề.
  • Kích thích các giác quan của trẻ
Đồ chơi giáo dục được nghiên cứu rất kỹ trước khi sản xuất ra sản phẩm, từ màu sắc, âm thanh cho đến kích thước, khối lượng và cách chơi để đảm bảo mọi chi tiết đều là hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là về giác quan, độ tuổi trẻ chơi đồ chơi cũng là độ tuổi trẻ đang phát triển về giác quan nhận biết mạnh mẽ, nên màu sắc và âm thanh của đồ chơi phải được tính toán rất kỹ để phù hợp với trẻ.
Màu sắc món đồ giúp trẻ phát triển thị giác, khả năng phân biệt các màu sắc. Âm thanh kích thích thính giác nhanh nhạy của trẻ. Các khối hình, viền cạnh món đồ cũng rất có ích cho xúc giác của trẻ.
  • Cung cấp cho trẻ những kiến thức mới
Các món đồ chơi giáo dục mục đích sâu xa là cung cấp cho trẻ kiến thức hay khả năng nhận biết một vấn đề nào đó qua hoạt động chơi thú vị. Mỗi món đề sẽ có tác dụng riêng, một bài học riêng mà trẻ sẽ tự khám phá và ghi nhớ. Chẳng hạn như trò chơi với các khối hình, không cần bạn phải dạy trước cho trẻ về hình là gì, khối là gì, các khối như thế nào? Trẻ sẽ tự dùng giác quan, cảm nhận để ghi nhớ đặc điểm về các khối đó trong trò chơi của mình. Hay trò chơi về động vật, trẻ cũng biết thêm rất nhiều loài vật dễ thương qua việc chơi,…
Cha mẹ cần chú ý rằng, món đồ chơi được thiết kế có độ khó theo từng lứa tuổi, tức là món đồ chơi đó phù hợp với trẻ ở độ tuổi nào đó và có một độ khó để trẻ chinh phục, chính lúc trẻ giải quyết các khó khăn mà trò chơi thách thức, trẻ sẽ có thêm kiến thức mới. Kiến thức này cũng được thiết kế đưa vào món đồ phù hợp với năng lực lứa tuổi của trẻ.
  • Giúp trẻ thông minh hơn với đồ chơi giáo dục
Những đứa trẻ thường xuyên chơi với đồ chơi giáo dục sẽ rèn luyện được nhiều kỹ năng hơn, từ rất sớm, thậm chí chúng còn được trang bị rất nhiều kiến thức qua chơi món đồ đó. Khả năng phát triển tư duy thông minh vì thế cũng cao hơn trẻ khác.
Món đồ chơi giáo dục dù được thiết kế tốt đến thế nào cũng không thể phát huy hết tác dụng nếu không có sự hỗ trợ đắc lực từ quý phụ huynh. Để con có được cơ hội vui chơi thỏa thích nhưng vẫn nâng cao được trí tuệ, cha mẹ nên cùng chơi với con, dạy con học bằng đồ chơi, … Chính lúc có cha mẹ cạnh bên là lúc con vui học nhất, con thông minh nhất.
Chúc quý phụ huynh giáo dục con thành công!
Xem thêm :